Theo bài báo "Lập Trình Viên - Anh Là Ai"

Nếu chưa đọc bài báo "Lập trình viên - Anh là ai?", các bạn có thể đọc nó ở đây.


Lập Trình Viên

Kỹ sư Trung tâm An ninh mạng Bách khoa (BKIS) - Ảnh: Thanh Hải


- Khi đọc bài báo này, tôi không rõ mục đích của tác giả là gì nữa. Cái tựa đề "Lập Trình Viên - Anh là ai?" khiến tôi nghĩ rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin về nghề lập trình, thế nhưng càng đọc càng thấy người viết muốn nhấn mạnh Lập Trình Viên chỉ là công nhân hay thợ mà thôi
:bbpbuon:. Bằng những đoạn phỏng vấn các cao nhân trong cũng như ngoài ngành, ít nhất bác ấy cũng làm được một việc có ích là cho chúng ta biết những người khác đang nghĩ gì về lập trình viên. :| .Lúc tôi còn bé, ba tôi thường nói với tôi rằng :”Nhà báo nói láo ăn tiền”, khi lớn lên tôi nghĩ không hẳn nhà báo nào cũng vậy. Nghề cầm bút đôi lúc cũng phải nói dóc riêng trường hợp nhà báo này thì bao đồng quá, chẳng nêu được ý kiến gì của mình, toàn đi phỏng vấn rồi đăng lại. Gần 3 năm làm coder, gần chục năm nhìn ngắm cái máy tính thì tôi cho rằng Lập Trình Viên không phải ai cũng có thể làm được và theo đuổi lâu dài.

- Hãy xem đoạn đầu tiên:

Lâu nay ta vẫn hiểu CNTT là một ngành mới, kỹ thuật cao, đương nhiên đòi hỏi trình độ cao. Vì vậy, nhắc tới lao động ngành này, mọi người thường nghĩ tới những kỹ sư tin học, kỹ sư phần mềm có trình độ cao siêu, được đào tạo bài bản từ một trường đại học trong hoặc ngoài nước. Lập trình viên cũng là một nhóm trong số này. Thế nhưng, số liệu tuyển dụng của Intel Product cho thấy, trong số 4.000 nhân lực cần tuyển dụng có tới 2.500 lao động ở trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Một câu hỏi được đặt ra, lập trình viên là kỹ sư hay chỉ là công nhân nghề?


- Bác nhà báo này đưọc cái thật thà, bác í chẳng phải người trong ngành nghĩ sao viết vậy nên cũng nghĩ ai cũng ngố như mình. Bác ấy cũng chẳng chịu tìm hiểu rạch ròi thế nào mà vớ được con số 4000 nhân lực với 2500 lao động ở trình độ nghề là có ý tưởng viết bài về lập trình viên hay công nhân nghề. Theo tôi biết Intel sản xuất chip máy tính nên cần công nhân vận hành máy móc nhiều như vậy. Và cũng theo một số nguồn thì Intel chỉ tuyển dụng khoảng 1000 nhân viên làm ở những vị trí cần chuyên môn sâu, hi vọng là thiết kế chip. Những người trong số 1000 nhân viên này theo
tôi có thể gọi họ là lập trình viên còn những nhân viên vận hành máy móc không gọi là công nhân thì gọi là gì nhị. Có lẽ chưa tin vào số liệu mình thu thập được, bác nhà báo quyết định phỏng vấn một số người làm trong ngành với hi vọng tìm được câu trả lời:
:bbpcuoi3:



Ông Nguyễn Quang Trung - Giám đốc Trung tâm Đào tạo CNTT HBC Việt Nam đưa ra khái niệm: lập trình viên là người sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm hoàn chỉnh hoặc chỉnh sửa, phát triển và nâng cấp các chương trình sẵn có nhằm làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính. Cụ thể hơn là vận dụng các cấu trúc dữ liệu, thuật toán sẵn có để chuyển yêu cầu thành mã lệnh cho người dùng máy tính sử dụng.


Anh Quan Anh Đạt, Trưởng nhóm lập trình Công ty hệ thống thông tin FPT cho rằng, cái nghề lập trình cũng như các nghề khác, những người được gọi là lập trình viên chẳng qua cũng chỉ là thợ thôi, có điều thợ khác làm bằng chân tay còn thợ CNTT thì dùng "cái đầu". “Mà đã là thợ thì cứ làm nhiều sẽ quen hết", anh Đạt nói. Phải chăng chúng ta đang lạm dụng cụm từ "kỹ sư" cho công việc này?






- Trong số các ý kiến của các vị trong ngành cũng như ngoài ngành, tôi thấy ý kiến của Ông Nguyễn Quang Trung là ổn nhất. Đáng tiếc thay những vị khác làm trong ngành lại đưa ra những nhận định vô cùng chủ quan như vậy. Điển hình là anh Đạt, anh ấy làm ở FPT leo lên tới trưởng nhóm thì cũng nhẫn nhịn vài năm rồi mà lại có ý kiến kì cục đến vậy. Có lẽ thời mới vào FPT anh ấy không được xem như một lập trình viên mà bị đối xử như thợ chăng?
:bbpcuoi1:

- Thợ hồ, thợ xây làm nhiều không cần nhiều thời gian học nghề thì có thể quen hết như anh ý nói chứ thợ mộc, thợ bạc tay mơ ở đâu mò vô coi làm được không chứ đừng nói thợ code. Ở nước nào không biết chứ ở Việt Nam tôi thấy ai tốt nghiệp đại học ngành liên quan đến kĩ thuật thì hầu như được gọi là kĩ sư, tốt nghiệp ngành CNTT thì được gọi là kĩ sư CNTT, kĩ sư máy tính, kĩ sư tin học, kĩ sư phần mềm, phần cứng, kĩ sư mạng, v.v. Tốt nghiệp đại học kiến trúc thì được gọi là kiến trúc sư, Tốt nghiệp ngành hóa thì gọi là kĩ sư Hóa :D, ngành cơ khí thì gọi là kĩ sư cơ khí, vv. Nhưng tốt
nghiệp ngành Y Dưọc thì gọi là Bác Sỹ, Trình Dược Viên, Rồi thì Giáo Viên, Kiểm Toán Viên,… Như vậy có một số supfix thông dụng lấy từ tiếng Hoa : Sĩ, Viên, Sư. Tôi thấy một điều thú vị là Sĩ thì liên quan đến nghệ thuật thế nhưng ngành Y lại được ưu ái gọi là Y Sĩ, Bác Sĩ, được chung vai vế với Nhạc Sĩ, Thi Sĩ, Họa Sĩ. Thật là rối rắm với mấy cái tên gọi. Nếu kĩ sư là người có chuyên môn kĩ thuật về một ngành nào đó thì gọi kĩ sư công nghệ thông tin có gì sai? Trừ khi đi hốt rác, xin ăn,… thì không cần phải học hành chứ nghề chân chính nào mà không cần phải học, không cần phải thực
hành và dùng tay chân lẫn đầu óc. Có nghề thì dùng tay chân nhiêu hơn đầu óc và ngược lại thôi.
:bbpraroi:

- Nếu như vậy thì ngoài cái tên gọi lập trình viên thì còn có những tên gọi nào khác? Theo tui nghĩ thì có thể gọi là developer, programmer, kĩ sư CNTT, kĩ sư phần mềm, ... cái nào cũng đúng cả. Trong đó kĩ sư CNTT là 1 tên gọi rất chung chỉ những người có chuyên môn và làm trong ngành CNTT. Xin trích thêm 1 vài ý kiến của các bác khác:



PGS.TS. Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) khẳng định, lập trình viên (programer) thực ra chỉ là nghề, nếu là lập trình máy tính thì chỉ cần trình độ cao đẳng nghề, còn kỹ sư CNTT nếu được sử dụng đúng chỗ thì là thiết kế phần mềm, phức tạp hơn và phải có trình độ đại học. Cùng quan điểm này, ông Trần Trọng Hùng, Phó ban nhân sự Công ty hệ thống thông tin FPT cho biết, lập trình viên được chia làm 2 loại. Đối với những người chuyên gia công phần mềm cho các công ty nước ngoài thì có thể gọi là "thợ", còn với bộ phận khác, tham gia thiết kế hoặc viết phần mềm thì đòi hỏi trình độ cao hơn nên không thể gọi là "thợ".


Tuy nhiên, theo anh Hoàng Nam, chuyên viên Trung tâm CNTT - Sở TT&TT Đắk Lắk, khi tuyển người làm lập trình viên, nhất thiết phải có trình độ đại học vì trong chương trình đại học có đầy đủ những môn học cần thiết. Hơn nữa, chất lượng đầu vào của đại học cũng cao hơn.

Theo chị Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng nhóm lập trình Công ty Ứng dụng và công nghệ Tháng Tám (AT&A), số lập trình viên ở công ty có trình độ đại học chiếm khoảng 75% nhưng đôi khi những chứng chỉ phù hợp còn quan trọng hơn tấm bằng đại học. Chẳng hạn, với lập trình viên Java sẽ được ưu tiên tuyển dụng nếu có các chứng chỉ SCJP, SCJD, SCWCD hoặc SCEA của SUN và Oracle, còn với lập trình.NET thì cần một số chứng chỉ do Microsoft cấp.

"Chúng ta không nên gọi họ là công nhân", ông Mạc Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH) nhấn mạnh, "mà phải gọi là lao động kỹ thuật cao". Về thực chất, nếu xét ở trình độ đào tạo thì họ chỉ tốt nghiệp hệ trung cấp, học nghề, thậm chí không được cấp bằng mà chỉ là chứng chỉ - theo cách hiểu cũ là công nhân. Nhưng đây là "công nhân đặc biệt" bởi họ làm việc trong ngành kỹ thuật cao yêu cầu sự sáng tạo.




- Có 4 vị thì ít nhất 2 vị không làm trong ngành rồi, chẳng trách đưa ra ý kiến chủ quan kinh hoàng. Tôi chẳng biết bác Tiến lấy thông tin ở đâu dám khẳng định trình độ dào tạo lập trình viên chỉ tốt nghiệp hệ trung cấp học nghề… Giả sử bác ấy đúng đi nữa thì đào tạo CNTT như thế nào thì được gọi là hệ trung cấp. Tôi nói xin lỗi chứ ngay cả mấy lò đào tạo Aptech, NIIT mang tiếng đào tạo lập trình viên Quốc Tế vậy chứ chuyên môn mấy em tốt nghiệp trong đó ra xem có làm việc tốt không. Tôi may mắn đã từng học 1 năm ở FPT Aptech, có thể nói có 2 loại người tham gia học mấy cái trung tâm đó.Loại thứ 1 là những người đã và đang theo học nhành IT ở các trường đại học,cao đăng hoặc có khi đang đi làm muốn nâng cao kiến thức hoặc kiếm thêm 1 chứng chỉ nữa. Loại thứ 2 là những bạn không có điều kiện học ĐH chuyên ngành CNTT nhưng vẫn đua đòi theo ngành thời thượng nên cương quyết theo học cho bằng chị bằng em. Thử hỏi có bạn chỉ biết chơi game với chat nhảm nhảy vào học JavaScript, SQL ngay từ đầu thì có tiếp thu và áp dụng vào làm việc được chăng. Không biết giờ thế nào chứ cách đây 3 năm các trung tâm nó dạy vậy đấy. Nói thế không hẳn đầu ra của các trường này đều tệ hại, vẫn có những người khá giỏi và đi làm lập trình. Theo tôi làm lập trình viên không đơn giản và ta cũng chẳng cần phải phân biệt công nhân với thợ code, lập trình viên với lao động kĩ thuật cao làm gì. Bạn có lập trình được không? Công việc hằng ngày của bạn có phải là lập trình không? Nếu có thì bạn là lập trình viên. Tôi và những người khác sẽ vui vẻ gọi bạn là lập trình viên.
:bbpskien:


- Những phỏng vấn về chuyện đào tạo của tác giả lại có nhiều điều thú vị:



“Với tư cách là một người đã qua đào tạo đại học, chị Nguyễn Thanh Thủy phát biểu, nếu chỉ làm lập trình viên đơn thuần thì không nhất thiết phải học hết 5 năm đại học. Còn theo anh Quan Anh Đạt, khi học ở Genetic (một chương trình đào tạo hợp tác giữa Việt Nam và Singapore thuộc ĐHBKHN) thì trường luôn cố gắng nhồi những kiến thức tổng quan nhất nhưng khi đi làm có nhiều phần không cần thiết”




- Tôi hoàn toàn đồng ý với chị Thủy về ý kiến trên. Tôi không giàu có để du học ở nước ngoài cũng không xuất sắc để được cái học bổng nào cả nên phải mài đít ở trường đại học trong nước. 2 năm học đại cương, gần ½ thời gian học đại học, là khoảng thời gian mà sinh viên trường DHKHTN TPHCM phải trải qua, mà tôi nghĩ trường nào cũng vậy. Ở các ngành khác không biết thế nào chứ học ngành CNTT ở trường tôi phải mất 2 năm để luyện những thứ Vật Lý, Hóa Học, Môi Trường,… chẳng biết để làm gì. Học con người và môi trường làm quái gì khi thói quen phóng uế xả rác đã thành thói quen. Cái phải học từ thời mẫu giáo lại đem dạy ở ĐH, thật chẳng thể nào hiểu nổi.
:bbpcaycu:Tôi nhớ là có đi học 3 bữa chỉ để điểm danh, tham dự 1 số buổi thuyết trình cộng điểm của một số đứa trong lớp và cuối cùng cũng được 5 điểm để qua học kì khác. Chẳng tự hào gì khi khoe con 5 điểm nhưng tôi thấy quá lãng phí thời gian và tiền bạc để học những điều không cần thiết. Riêng ngành CNTT thì những gì học ở trường không giúp sinh viên mới tốt nghiệp có thể làm việc ngay được, nhưng nó sẽ giúp người mới đi làm giải quyết các vấn đề gặp phải khi làm việc. Mỗi cồng ty làm lập trình thường có những process và cách thức làm việc khác nhau, ngưòi có kinh nghiệm đi nữa cũng cần phải mất thời gian để làm quen. Thời gian đó dài hay ngắn là tùy vào kinh nghiệm và khả năng của mỗi người. Một ngày đi làm là một ngày học được cái mới, cách làm việc nhóm là một ví dụ. Có nhiều cái nhà trường không thể dạy được, và cũng rất nhiều cái khi đi làm cũng không thể học được mà phải học khi còn mài quần ở ghế giảng đường.

- Ở trường chúng ta cũng học nhóm nhưng theo tôi nghĩ đó không phải làm việc nhóm. Tại sao thầy cô không cho những bài tập mà khi làm một mình không ai có thể đủ sức lực và thời gian để hoàn thành, khi đó các sinh viên sẽ phải tìm nhóm mà vô nếu không muốn bị rớt. Khi cùng nhau làm việc thì tính hợp tác, teamwork sẽ được hình thành. Học nhóm như chúng ta hiện nay thì gọi là học chung đúng hơn. Chuyện đào tạo là vấn đề nhức nhối của nền giáo dục VN chúng ta chứ không chỉ riêng CNTT, hi vọng các bác ấy nghĩ ra được nhiều giải pháp tích cực để cải thiện tình hình, còn thợ code chúng mình thì lo code kiếm cơm nuôi thân trước đã.

- Lập trình viên hay thợ code, điều đó không quan trọng. Những người trong ngành chúng ta tự hào khi là lập trình viên, thỉnh thoảng gọi vui với nhau là thợ code ngầm ý rằng công việc lập trình cũng vất vả như một người thợ. Cái quan trọng không phải tên gọi mà là sản phẩm chúng ta làm ra. Thật đáng tiếc khi những vị tai to, tay to, ghế to, bụng to lại có suy nghĩ kì lạ về ngành IT như vậy. Lại thêm các bác nhà báo cứ thích viết bài với mấy từ xuất khẩu phần mềm, gia công phần mềm, cứ thích dùng những từ bay bướm hoa lá hẹ. Bác nào có thông tin về phần mềm VN làm mà xuất khẩu được ra nước ngoài thì vui lòng chỉ tôi biết với nhá. Bọn Mỹ, Anh muốn giảm chi phí dự án mới đẩy cái gói cùi nhất là developing sang mấy nước thứ 3 như VN, Ấn Độ, Trung Quốc để “gia công”. Tuy cũng chẳng có gì vẻ vang nhưng theo tôi thấy gọi là Offshore Software Development hay Outsourcing cho nó lành chứ việc gì cứ phải dịch sang Tiếng Việt vừa chuối nải lại vừa khó hiểu: Gia công phần mềm. Ngành CNTT mấy năm gần đây tuy không còn là ngành hot nhất nhưng nó có ảnh hưởng sâu rộng tới rất nhiều ngành nghề khác. Nếu các bác ghế to chịu khó suy nghĩ khảo sát để giúp ngành CNTT nước nhà giữ được lợi thế cạnh tranh so với các nước khác và làm cho CNTT phát triển mạnh hơn thì còn gì bằng. Khi ấy thợ code chúng ta sẽ yên tâm code, các bác nhà báo sẽ không phải băn khoăn thợ hay kĩ sư nữa.
:bbpcheer:


- Và cuối cùng tôi dám cá cái tấm hình bác Thanh Hải chụp mấy em xinh đẹp ở trên không phải kĩ sư Kỹ sư Trung tâm An ninh mạng Bách khoa (BKIS) gì đâu. Kĩ sư an ninh mạng gì làm việc đeo headphone thế kia, vừa truy vết hacker vừa voice chat à, như vậy làm ở BKIS thích nhị
:bbpxtay:. Theo tôi mấy em này chắc làm Call Support cho cái Bê Ka A Vê thôi, nên nhà báo Thanh Hải nên xem lại cách chơi chữ nhé.:bbpcuoi2:




Các báo nhà mình rất nhanh trong việc copy lẫn nhau nên các bạn có thể xem link khác ở đây:
http://tintuc.timnhanh.com/the_gioi_so/20080505/35A77CC3/
http://www.itgatevn.com.vn/?u=nd&scid=2&nid=18877
http://www.nasia.com.vn/site2/modules.php?name=News&op=viewst&sid=23
http://www.saigonnet.vn/detail.aspx?flag=1&item=45889
http://www.baotructuyen.com/C1002/A559697/





Posted in Labels: |

3 comments:

  1. meopro Says:

    bài có nhiều cái suy ngẫm quá, thanks pác 1 phát

  2. Anonymous Says:

    Em thích bài này của bác.

  3. Brian Me Says:

    Chẳng hiểu sao đôi khi mình lại nghĩ như vậy? Cũng có lúc đúng. Với một coder, mọi thứ đã dọn sẵn cho chúng ta rồi, chỉ còn việc sử dụng những kiến thức về lập trình để mã hóa nó thôi, đôi khi công việc mã hóa này khá nhàm chán. Và thực sự nó chiếm chi phí khá nhỏ trong quy trình phát triển của phần mềm! Hoang mang, vô định...

rss
 

About Me

Place I've live
Near Bossley Park, Sydney, NSW, Australia
Place I've work
  • Freelancer (from 06/2010 to present)
  • Harvey Nash (from 05/2008 to 06/2010)
  • DataDesign Vietnam (10/2005 to 04/2008)
Place I've studied
  • University of Natural Science (Bachelor of Science HoChiMinh City Vietnam From 2001 to 2005)
  • Le Hong Phong High School (HoChiMinh City Vietnam From 1997 to 2000)